Linh kiện điện tử là các thành phần nhỏ được sử dụng để xây dựng và hoạt động trong các thiết bị điện tử. Chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mạch điện tử, từ những thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại di động, máy tính, đèn LED cho đến các hệ thống điện tử phức tạp như máy tính công nghiệp, thiết bị y tế, và các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp. Việc nhập khẩu linh kiện điện tử có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia vì nó đóng góp vào việc phát triển và sản xuất các sản phẩm điện tử đa dạng.
1. Chính sách nhập khẩu linh kiện điện tử
Quy trình thủ tục và chính sách nhập khẩu linh kiện điện tử được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản pháp luật ở trên thì linh kiện điện tử không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Đối với linh kiện điện tử đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cần lưu ý những điểm sau đây:
- Linh kiện điện tử đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu;
- Khi nhập khẩu linh kiện điện tử thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
- Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu linh kiện điện tử
Mặt hàng linh kiện điện tử vô cùng phong phú với nhiều loại khác nhau. Do đó việc xác định mã HS cho sản phẩm không hề đơn giản. Để xác định chính xác mã HS của các linh kiện cần phải dựa trên đặc điểm, chức năng của chúng. Có những linh kiện điện tử được áp mã đích danh nhưng cũng có những linh kiện được áp theo phụ tùng và máy. Người nhập khẩu cần dựa vào lô hàng thực tế để xác định mã HS cho đúng.
Để xác định mã HS cho mặt hàng linh kiện điện tử, quý khách hàng và quý doanh nghiệp có thể tham khảo chương 84, 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020. Đa số thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng này là 0%, thuế VAT là 10%. Dưới đây là mã HS của một số mặt hàng linh kiện điện tử và thuế NK tham khảo:
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
8535 | Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, công tắc, cầu chì, bộ chống sét, bộ khống chế điện áp, bộ triệt xung điện, phích cắm và đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp trên 1.000V. |
85351000 | Cầu chì. |
85354000 | Bộ chống sét, bộ khống chế điện áp và bộ triệt xung điện. |
85359010 | Đầu nối đã lắp ráp (bushing assemblies) và bộ chuyển đổi đầu nối điện dùng cho phân phối điện hoặc máy biến áp nguồn. |
85359020 | Công tắc đảo chiều (changeover switches) loại dùng khởi động động cơ điện. |
85359090 | Loại khác. |
8541 | Điốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED); tinh thể áp điện đã lắp ráp. |
85411000 | Đi-ốt, trừ điốt cảm quang hay điốt phát quang (LED). |
85412100 | Có tỷ lệ tiêu tán năng lượng dưới 1W. |
85412900 | Loại khác. |
85413000 | Thyristors, diacs và triacs, trừ thiết bị cảm quang. |
854140 | Thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED): |
85414010 | Điốt phát quang. |
85414021 | Tế bào quang điện có lớp chặn, chưa lắp ráp. |
85414022 | Tế bào quang điện có lớp chặn được lắp ráp ở các mô-đun hoặc làm thành tấm. |
85415000 | Thiết bị bán dẫn khác. |
85416000 | Tinh thể áp điện đã lắp ráp. |
8542 | Mạch điện tử tích hợp. |
85423100 | Đơn vị xử lý và đơn vị điều khiển, có hoặc không kết hợp với bộ nhớ, bộ chuyển đổi, mạch logic, khuếch đại, đồng hồ thời gian và mạch định giờ, hoặc các mạch khác. |
85423200 | Bộ nhớ. |
85423300 | Mạch khuếch đại |
85423900 | Loại khác |
3. Dán nhãn hàng nhập khẩu
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử từ các quốc gia khác nhau.
- Nội dung nhãn mác
Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng linh kiện điện tử, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:
- Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
- Quy cách đóng gói.
Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.
- Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử các loại.
Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.
- Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:
- Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
- Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.
Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến doanh nghiệp nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử. Nếu doanh nghiệp chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa, hãy liên hệ cho Superstar Global Logistics để được hỗ trợ.
4. Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử
Nghĩa vụ đối với thuế nhập khẩu là trách nhiệm mà người nhập khẩu phải thực hiện đối với nhà nước. Thuế nhập khẩu bao gồm hai dạng chính là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Dưới đây là hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu mà quý vị có thể tham khảo:
Thuế nhập khẩu: Tuỳ từng mặt hàng sẽ có mức thuế nhập khẩu khác nhau. Có mặt hàng sẽ được hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định, thuế VAT 10% và mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thường là 0%, áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN,… Để hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, lô hàng cần phải có chứng nhận xuất xứ (%).
5. Bộ hồ sơ nhập khẩu linh kiện điện tử
Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
- Hợp đồng thương mại (contract).
- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list).
- Hóa đơn thương mại (Invoice).
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có).
- Vận đơn (Bill of lading).
- Các giấy tờ khác ( Nếu có).
6. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử và các mặt hàng khác được chi tiết trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Dưới đây là tóm tắt các bước chính để Quý vị có cái nhìn tổng quan về quy trình này.
- Bước 1: Khai tờ khai hải quan.
- Bước 2: Mở tờ khai hải quan.
- Bước 3: Thông quan hàng hóa.
- Bước 4: Vận chuyển và sử dụng hàng hóa.
Để tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình nhập khẩu linh kiện điện tử, doanh nghiệp hãy hợp tác với SGL Logistics, chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, cam kết xử lý mọi yêu cầu của quý khách một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
7. Những lưu ý khi nhập khẩu linh kiện điện tử
Khi nhập khẩu linh kiện điện tử doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước.
- Cần tìm nhà cung cấp uy tín và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp tránh tình trạng lừa đảo.
- Xác định chính xác mã HS linh kiện điện tử là rất quan trọng để xác định thuế và tránh bị phạt vì áp sai mã HS.
- Khi nhập khẩu linh kiện điện tử phải cần dán nhãn hàng hóa.
- Hàng hóa chỉ được tiêu thụ trên thị trường khi tờ khai được thông quan hàng.
Đây là những điểm đáng lưu ý mà chúng tôi đúc kết được trong quá trình nhập khẩu linh kiện điện tử. Doanh nghiệp nên lưu ý những điều được liệt kê ở trên để tránh phát sinh vấn đề trong quá trình nhập khẩu linh kiện điện tử.
Hy vọng bài viết sẽ giúp doanh nhiệp hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử. Nếu doanh nghiệp gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, hãy liên hệ cho Superstar Global Logistics, chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành xuyên suốt với khách hàng trong suốt quá trình nhập khẩu. Cam kết theo dõi, giải quyết và đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với mức chi phí hợp lý nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ nào khi doanh nghiệp cần đơn vị cung cấp dịch vụ XNK.
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN SIÊU SAO TOÀN CẦU
Địa chỉ: Lầu 5, Toà nhà Sovilaco Số 1 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Email: tram.nguyen@superstarglobal.vn & hien.hoang@superstarglobal.vn
Điện thoại: 0903344888 & 0942393836
Website: https://www.superstargloballogistics.com/