Lò nướng điện, lò nướng, vỉ nướng bằng điện được nhập khẩu từ rất nhiều quốc giá khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ, Thái Lan là mặt hàng thuộc nhóm phải đăng ký kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Do đó, thủ tục nhập khẩu lò nướng điện sẽ phức tạp hơn so với hàng hóa thông thường.Để có thể nhập khẩu được mặt hàng này đòi hỏi người nhập khẩu phải có kiến thức ngoại thương và am hiểm về pháp luật hải quan. Bài viết này, Superstar Global Logistics xin chia sẽ đến doanh nghiệp quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò nước điện trọn gói mới nhất.
Căn cứ pháp lý liên quan đến thủ tục nhập khẩu lò nướng điện
Lò nướng điện hiện là mặt hàng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu về Việt Nam. Song để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục nhập khẩu lò nướng điện, doanh nghiệp cần chú ý tìm hiểu một số văn bản pháp lý liên quan.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể tìm hiểu qua một số văn bản sau:
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công Nghệ “Quyết định về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ”. Mặt hàng lò vi sóng nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 4:2009/BKHCN.
- Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Về việc ban hành và thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử”.
- Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN ngày 15/12/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc “Ban hành sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thiết bị điện và điện tử”.
- Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ” (Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của BKHCN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-BKHCN)
- Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017
- Và một số văn bản khác.
Quy định về chính sách nhập khẩu lò nướng
Theo những văn bản pháp luật trên thì lò nướng, vỉ nướng điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Đối với hàng đã qua sử dụng thì thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Nếu muốn nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu phế liệu. Khi nhập khẩu lò nướng vào Việt Nam cần phải lưu ý những điểm sau:
- Lò nướng điện có trọng lượng dưới 18kgs phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu;
- Khi nhập khẩu phải dán nhãn hàng hóa lên sản phẩm;
- Xác định chính xác mã hs để tránh phát sinh thuế và tránh bị phạt;
- Cấm nhập khẩu lò nướng điện đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu lò nướng, vỉ nướng điện thì phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Bên cạch đó đối với những sản phẩm có in hình, logo của các nhãn hiệu, thương hiệu lò nướng, vỉ nướng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền thế giới. Khi làm thủ tục nhập khẩu thì doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền, hoặc văn bản chấp nhận từ hãng cho phép được nhập khẩu.
Mã HS mặt hàng lò lướng điện, lò nướng điện đa năng nhập khẩu
Để xác định chính xác mã HS Code của lò nướng điện, lò nướng điện đa năng thực tế nhập khẩu, ta cần căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy để xác định cho đúng. Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam, mặt hàng lò nướng điện, lò nướng điện đa năng thuộc chương 85.
Mô tả chương 85
Máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; Máy ghi và tái tạo âm thanh, máy gi và tái tạo hình ảnh, âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loạ máy, với phân nhóm 8516.
Mô tả phân nhóm 8516
Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc phân nhóm 85.45, với phân nhóm 8516.60.
Mô tả phân nhóm 8616.60
Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng. Với lò nướng, đề nghị bạn đọc tham khảo số mã HS: 8516.60.90
Mã HS: 8516.60.90: — Loại khác.
Những rủi ro khi áp sai mã HS
Xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện. Việc xác định sai mã HS sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho doanh nghiệp như:
- Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
- Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.
Nội dung nhãn mác
Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng lò nướng, vỉ nướng, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:
- Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu lò nướng, vỉ nướng nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.
Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên hàng hoá, thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc những vị trí tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu lò nướng, vỉ nướng các loại.
Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.
Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:
- Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
- Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.
Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ một số thị trường chính năm 2024
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Trung Quốc vào Việt Nam: 0% (ACFTA) hoặc 14% (RCEP)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Ấn Độ vào Việt Nam: 20% (Thuế NK ưu đãi)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Mỹ vào Việt Nam: 20% (Thuế NK ưu đãi)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ các nước ASEAN vào Việt Nam: 0% (ATIGA) hoặc 14% (RCEP)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Hàn Quốc vào Việt Nam: 24% (AKFTA) hoặc 20% (VKFTA) hoặc 14% (RCEP)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Nhật Bản vào Việt Nam: 0% (AJCEP) hoặc 0% (VJEPA) hoặc 14,5% (RCEP) hoặc 0% (CPTPP)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Anh vào Việt Nam: 3,3% (UKVFTA)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Châu Âu (EU) vào Việt Nam: 3,3% (EVFTA)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Úc vào Việt Nam: 0% (AANZFTA) hoặc 14% (RCEP)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Nga vào Việt Nam: 1,8% (VN-EAEUFTA)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Canada vào Việt Nam: 0% (CPTPP)
- Thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ Mexico vào Việt Nam: 0% (CPTPP)
Trên đây liệt kê thuế nhập khẩu Lò nướng điện từ một số thị trường chính. Lưu ý, với các nước có FTA, hàng hóa chỉ có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với mức thuế kể trên nếu đáp ứng điều kiện theo yêu cầu của hiệp định. Nếu không đáp ứng điều kiện của hiệp định thì hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thủ tục nhập khẩu lò nướng điện theo từng bước
Về cơ bản, thủ tục nhập khẩu lò nướng điện khá phức tạp. Bởi doanh nghiệp phải thực hiện bước kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu sau thông quan. Do đó, thủ tục thực hiện sẽ nhiều hơn và phức tạp hơn. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước thực hiện sau:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Doanh nghiệp mở tờ khai hải quan tại Chi cục nào thì tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Chi cục tỉnh, thành phó đó.
Về hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu: gồm 4 bản gốc.
- Hợp đồng mua hàng (Sales contract).
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp.
- Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của các tổ chức cá nhân nhập khẩu.
Sau khi nộp hồ sơ online cho Chi cục, hệ thống phản hồi hồ sơ đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp nộp bản cứng để Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký, đóng dấu. Doanh nghiệp giữ lại 1 bản và nộp 1 bản cho hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan, chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu và làm thủ tục thông quan
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan, truyền tờ khai hải quan điện tử và chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục thông quan.
Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu cơ bản gồm một số giấy tờ, chứng từ:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 1 bản gốc.
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp.
- Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp.
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản gốc
- Các chứng từ liên quan khác..
Sau khi hoàn tất thông quan, doanh nghiệp có thể trình công văn để xin đưa hàng về kho.
Bước 3: Thử nghiệm và làm công bố hợp quy
Sau khi kéo hàng về kho, doanh nghiệp lấy mẫu và mang mẫu lên Trung tâm thử nghiệm để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.
Bước 4: Công bố hợp quy cho sản phẩm
Căn cứ quyết định 3482/QĐ-BKHCN ngày 20/04/2018 mặt hàng lò nướng điện, lò nướng đa năng nhập khẩu là hàng hóa thuộc nhóm 2, chịu trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và hàng hóa nhập khẩu phải được công bố hợp quy trước khi thông quan.
Bộ hồ sơ công bố gồm có:
- Đơn xin công bố (01 bản gốc)
- Commercial invoice (01 copy)
- Packing list (01 copy)
- Contract (01 copy)
- Catalogues (01 copy)
- Bill of Loading (01 copy)
- Certificate of Quality
- Certificate of Original
- Certificate of Free sales
Quy trình công bố:
Đăng ký hồ sơ tại Cục Đo lường Chất lượng, sau đó lấy mẫu kiểm tra tại:
- Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Chất lượng 3
- Hoặc tại Trung tâm Công nghiệp 2
Cơ quan ra chứng nhận công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM.
Bước 5: Dán tem năng lượng, tem hợp quy cho sản phẩm
Cuối cùng để hàng hóa đủ điều kiện bán ra thị trường, doanh nghiệp cần dán tem năng lượng và tem hợp quy cho sản phẩm.
Những lưu ý khi nhập khẩu lò nướng, vỉ nướng
Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu lò nướng, vĩ nướng cho khách hàng. SGL đã rút ra được một số lưu ý muốn cần chia sẻ để doanh nghiệp có thêm tư liệu tham khảo. Khi nhập khẩu lò nướng điện cần lưu ý những điểm sau:
- Hàng hóa chỉ được thông quan khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
- Lò nướng, vỉ nướng điện đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
- Cần dán nhãn hàng hóa lên sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam.
- Xác định chính xác mã hs để tránh phát sinh thuế và bị phạt do sai mã hs;
- Lò nướng, vỉ nướng điện có trọng lượng vượt quá 18kgs thì không làm kiểm tra chất lượng.
Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới doanh nghiệp cần tham khảo. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết về thủ tục nhập khẩu lò nướng, vỉ nướng điện, mã HS lò nướng dạng tấm đun, lò quay thịt, lò liền bếp, lò nướng raclette, lò nướng bức xạ, lò nướng bánh mì hoạt động bằng điện, chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu và thuế GTGT,… Doanh nghiệp chưa nắm rõ phẩn nào hãy liên hệ ngay cho Superstar Global Logistics để được giải đáp và tư vấn miễn phí kịp thời, giúp quá trình nhập khẩu suông sẻ hơn.
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN SIÊU SAO TOÀN CẦU
Địa chỉ: Lầu 5, Toà nhà Sovilaco Số 1 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Email: tram.nguyen@superstarglobal.vn & hien.hoang@superstarglobal.vn
Điện thoại: 0903344888 & 0942393836
Website: https://www.superstargloballogistics.com/