Thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor) 2025
Thủ tục nhập khẩu động cơ điện ( Motor) mới nhất năm 2025. Động cơ điện (motor) là thiết bị chuyển đổi năng lượng điện được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, chế tạo và xây dựng. Chính vì vậy rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này. Có thể để thay thể, để sử dụng hoặc để kinh doanh thương mại. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ quy trình nhập khẩu motor điện bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình nhập khẩu động cơ điện. Để thuận tiện hơn trong quá trình nhập khẩu nhé.
1: Chính sách thủ tục nhập khẩu động cơ điện ( motor) tại SGL
Theo quy định hiện hành, động cơ điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu là hàng đã qua sử dụng, cần đảm bảo tuổi thiết bị dưới 10 năm và tuân thủ Thông tư 18/2019/QĐ-TTg.
Quy định kiểm tra chuyên ngành với mặt hàng hàng Động cơ điện (motor).
Theo quy định mới nhất, mặt hàng motor điện nhập khẩu được yêu cầu dán nhãn năng lượng. Tất cả được hướng dẫn cụ thể tại các văn bản pháp quy sau:
Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;
Quyết định số 04/2017/QĐ-Ttg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính phủ (thay thế Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/9/2011) phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình;
Công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu;
Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng đối với 1 số mặt hàng.
Nhưng không phải tất cả các động cơ điện khi nhập khẩu cần phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc kiểm tra chất lượng.
2: Mã hs code động cơ điện.
Các loại động cơ điện phổ biến gồm : Động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều, động cơ bước, động cơ điện tuyến tính ….
Phụ thuộc vào công suất, điện áp, thông số kỹ thuật mỗi loại động cơ điện sẽ ứng với 1 mã hs code khác nhau và thuế suất cũng khác nhau.
Các bạn có thể tham khảo những mã hs code như bên dưới. Hoặc nếu cần xác định đúng đủ mã hs code hoặc các vấn đề liên quan đến thủ tục nhập khẩu động cơ điện hãy liên hệ trực tiếp đến SUPERSTAR GLOBAL LOGISTICS để được tư vấn chính xác nhé.

3: Hồ sơ thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor)
- Tờ khai hải quan nhập khẩu;
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Vận đơn (Bill of Lading);
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List);
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu áp dụng ưu đãi thuế quan;
- Chứng từ khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan (nếu có).
- Giấy chứng nhận hiệu suất năng lượng ( nếu hàng nằm trong danh mục)
4: Quy trình hải quan thủ tục nhập khẩu Động cơ điện (motor).
- Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu.
- Khai báo hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS/VCIS.
- Mở tờ khai và nộp hồ sơ tại Chi cục Hải quan.
- Đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng, hoặc nộp giấy chứng nhận hiệu suất năng lượng ( đối với những loại Động cơ điện (motor) nằm trong danh mục)
- Kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu tờ khai phân luồng đỏ).
- Nộp thuế và lệ phí liên quan.
- Thông quan và vận chuyển hàng hóa về kho.
5: Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu Động cơ điện (motor).
Theo Quyết định Số:1725/QĐ-ВСТ Về việc ban hành Danh mục các mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương https://moit.gov.vn/upload/2005517/20240703/1_QD-BCT_2024_1725_f624e.pdf
Mặt hàng Động cơ điện (motor) yêu cầu kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng khi nhập khẩu và đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Có một số trường hợp được loại trừ như sau doang nghiệp cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor).
- Công suất định danh dưới 0.75KW (750W) ( loại này công suất tiêu thụ không đáng kể)
- Động cơ điện (motor) có tần số khác 50Hz hoặc 60Hz
- Công suất địn danh trên 150KW ( loại này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù do đó không thuộc điện bắt buộc dán nhãn)
- Động cơ điện (motor) thay đổi tốc độ quay (hoạt động không liên tục.
- Động cơ điện (motor) có 8 cực trở lên
- Động cơ điện (motor) điện một chiều (DC motor)
- Động cơ điện (motor) đồng bộ (Synchronous motor)
- Động cơ điện (motor) gắn liền hộp số (Gear Motor)
- Động cơ điện (motor) Servo (Servo Motor)
- Động cơ điện (motor) tích hợp hoàn toàn trong máy
- Động cơ điện (motor) dùng trong môi trường khí nổ (IEC 60079-0)
- Động cơ điện (motor) dùng với bộ biến đổi điện (IEC 60034-25)
Thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor) nhập khẩu không khó. Chỉ có khó khăn ở chỗ xác định rõ chủng loại hàng hoá. Để tránh phát sinh giấy tờ, thủ tục chi phí liên quan. Hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi SUPERSTAR GLOBAL LOGISTICS với trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai quan và vận chuyển. Cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ rút ngắn thời gian, chi phí tối đa cho khách hàng.
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN SIÊU SAO TOÀN CẦU (SGL)
Trụ sở chính: Lầu 5, Toà nhà Sovilaco, Số 1 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình , TP Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Hà Nội: Phòng 17, Lầu 9 toà nhà Sky City Tower A, 88 đường Láng Hạ, Phường Đống Đa, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh Đà Nẵng: 39-41 Đường Quang trung, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng
- Chi nhánh Hải Phòng: Room 901C, Tầng 9, Toà nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Phường Hạ Lý, Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng.
Hotline: Ms Hiền: 0942393836
Website: https://www.superstargloballogistics.com
Email: tram.nguyen@superstarglobal.vn / hien.hoang@superstarglobal.vn