Bất cứ một ngành nghề, lĩnh vực nào đều phải trải qua giai đoạn tìm hiểu và nghiên cứu. Hoá chất là một mặt hàng đặc biệt và có thể gây ra nhiều nguy hiểm khôn lường. Chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tính mạng không chỉ người dùng mà còn những người xung quanh. Bởi vì tính đặc thù vô cùng đặc biệt của hoá chất, nên quá trình vận chuyển và nhập khẩu hoá chất cũng cần tuân thủ nhiều quy định nghiệm ngặt để đảm bảo ăn toàn cho mọi người.
1. Căn cứ pháp lý
Luật hóa chất 2007:
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
- Thông tư số 69/2016/TT-BTC Quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí.
- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hóa chất.
- Các loại hóa chất bắt buộc phải khai báo qua cổng thông tin một cửa quốc gia
Tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia”. Do vậy, doanh nghiệp đăng ký tài khoản và khai báo trên cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ www.vnsw.gov.vn.
Những hóa chất cần khai báo là những loại hàng thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Để tra cứu, cần căn cứ vào mã CAS của hóa chất đó. Sau đó, tra cứu ngay ở Nghị định 113 xem có nằm ở Phụ lục V hay không. Mỗi loại hóa chất cần có MSDS (Material Safety Data Sheet). Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Trong bản MSDS sẽ có mã CAS của từng thành phần hóa chất.
Nếu như mã CAS đó thuộc Phụ lục V của Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì tiến hành đăng ký ngay tài khoản trên hệ thống một cửa quốc gia và tiến hành khai báo hóa chất. Khi hồ sơ đã được “thông báo tiếp nhận” thì có thể tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu hóa chất của mình. Khai báo hóa chất qua hệ thống một cửa quốc gia, thủ tục khai báo tương đối đơn giản và sau 30 phút sẽ có kết quả tiếp nhận.
Một điều đáng lưu ý, khi tra mã CAS của hóa chất vừa thuộc Phụ lục V “Danh mục hóa chất phải khai báo” vừa thuộc Phụ lục I “Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp” thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý. Vì thực tế, “danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp” là danh mục dành riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng hóa chất. Nếu kinh doanh, sản xuất hóa chất nằm trong danh mục này, cần xin giấy phép cho việc kinh doanh, sản xuất đó. Giấy phép này được cấp bởi Cục hóa chất.
- Các trường hợp miễn trừ khai báo
Theo Điều 28 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP các trường hợp dưới đây khi nhập khẩu hóa chất được miễn trừ khai báo:
- Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
- Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
- Trường hợp hoá chất doanh nghiệp mua từ nội địa thuộc Phụ lục V nhưng thuộc các trường hợp miễn trừ khai báo nêu trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp được miễn trừ khai báo hoá chất. Nếu không thuộc các trường hợp miễn trừ khai báo theo quy định trên, khi nhập khẩu doanh nghiệp phải thực hiện khai báo hoá chất theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
2. Hoá chất được nhập khẩu và không được nhập khẩu
-
- Hóa chất cấm nhập khẩu
Là các loại hóa chất nằm trong phụ lục III của Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác quốc phòng an ninh,… Thì cần được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ thông qua đề nghị của bộ Công thương và các bộ liên quan khác.
Ví dụ: Sarin, Soman, Tabun, loại này có mức độ đe dọa tính mạng gấp 26 lần chất độc Xyanua. Không chỉ cấm nhập khẩu vào Việt Nam mà còn bị cấm sử dụng trên toàn thế giới.
- Hóa chất bị hạn chế nhập khẩu
Là các loại hóa chất nằm trong phụ lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP (Ví dụ: Nicotin, Cadimi Sulfua,…). Để được nhập loại này, doanh nghiệp cần có cấp phép của Bộ Công thương.
- Hóa chất được nhập khẩu nhưng phải khai báo hóa chất
Là các loại hóa chất nằm trong phụ lục I của Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Doanh nghiệp nhập loại này cần thực hiện khai báo hóa chất. Bước này giờ đây đã nhanh chóng và đơn giản hơn trước nhờ áp dụng việc khai báo trên hệ thống một cửa quốc gia thông qua Website: www.vnsw.gov.vn (Ví dụ: Axit Cloric, Bạc Nitrat, Canxi Cacbua,…)
- Hóa chất được nhập khẩu như hàng hóa thông thường
Nếu loại hóa chất cần nhập không nằm trong danh mục cấm, danh mục phải khai báo thì có thể tiến hành nhập khẩu như hàng hóa thông thường. Cần phải lưu ý rằng, loại hóa chất nhập không phải đơn chất mà là hợp chất, hỗn hợp thì cần đối chiếu tất cả mã CAS với các danh mục nêu trên.
3. Hồ sơ khai báo hoá chất
Việc khai báo hóa chất sẽ được thực hiện trước khi tàu về 2 ngày khi hàng về không phải đợi khai báo hóa chất.
- Hồ sơ khai báo hóa chất cần có để có thông tin gồm:
- Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (thông tư 40/2011/TT-BCT).
- Phiếu an toàn hoá chất bằng tiếng Việt (MSDS).
- Invoice, Packing list.
Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại. Đăng ký khai báo hóa chất tại cục hóa chất thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia. Sau khi đã khai khai báo hóa chất xong sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa bình thường như đối với các lô hàng khác.
4. Xác định mã HS hoá chất các loại
Xác định mã hs là bước quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ một loại hàng nào. Xác định được mã HS sẽ xác định thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu. Để xác định được đúng mã HS hóa chất thì doanh nghiệp cần phải hiểu được đặc điểm hàng hóa: Chất liệu, thành phần và đặc tính của sản phẩm.
Mã hs | Mô tả |
Axit vô cơ và các hợp chất vô cơ có chứa oxy của các phi kim loại | |
2806 | Hydro clorua (axit hydrocloric); axit clorosulphuric. |
2809 | Diphospho pentaoxit; axit phosphoric; axit polyphosphoric, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học. |
2811 | Axit vô cơ khác và các hợp chất vô cơ chứa oxy khác của các phi kim loại. |
Hợp chất halogen hoặc hợp chất sulphua của phi kim loại | |
2812 | Halogenua và oxit halogenua của phi kim loại. |
2813 | Sulphua của phi kim loại; phospho trisulphua thương phẩm. |
Bazơ và oxit vô cơ, hydroxit và peroxit kim loại | |
2814 | Amoniac, dạng khan hoặc dạng dung dịch nước. |
2815 | Natri hydroxit (xút ăn da); kali hydroxit (potash ăn da); natri peroxit hoặc kali peroxit. |
2816 | Magie hydroxit và magie peroxit; oxit, hydroxit và peroxit, của stronti hoặc bari. |
2817 | Kẽm oxit; kẽm peroxit. |
2818 | Corundum nhân tạo, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; ôxit nhôm; hydroxit nhôm. |
2819 | Crom oxit và hydroxit. |
2820 | Mangan oxit. |
2821 | Oxit sắt và hydroxit sắt; chất màu từ đất có hàm lượng sắt hóa hợp Fe2O3 chiếm từ 70% trở lên tính theo trọng lượng. |
Muối và muối peroxit, của các axit vô cơ và các kim loại | |
2826 | Florua; florosilicat, floroaluminat và các loại muối flo phức khác. |
2827 | Clorua, clorua oxit và clorua hydroxit; bromua và oxit bromua; iođua và iođua oxit. |
2828 | Clorua, clorua oxit và clorua hydroxit; bromua và oxit bromua; iođua và iođua oxit. |
2829 | Clorat và perclorat; bromat và perbromat; iodat và periodat. |
2830 | Sulphua; polysulphua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học. |
2831 | Dithionit và sulphoxylat. |
2832 | Sulphit; thiosulphat. |
2833 | Sulphat; phèn (alums); peroxosulphat (persulphat). |
2834 | Nitrit; nitrat. |
2835 | Phosphinat (hypophosphit), phosphonat (phosphit) và phosphat; polyphosphat, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học. |
2836 | Carbonat; peroxocarbonat (percarbonat); amoni carbonat thương phẩm có chứa amoni carbamat. |
2837 | Xyanua, xyanua oxit và xyanua phức. |
2839 | Silicat; silicat kim loại kiềm thương phẩm. |
2840 | Borat; peroxoborat (perborat). |
2841 | Muối của axit oxometalic hoặc axit peroxometalic. |
2842 | Muối khác của axit vô cơ hay peroxoaxit (kể cả nhôm silicat đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học), trừ các chất azit. |
Hydrocarbon và các dẫn xuất halogen hoá, sulphonat hoá, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng | |
2901 | Hydrocarbon mạch hở. |
2902 | Hydrocarbon mạch vòng. |
2903 | Dẫn xuất halogen hóa của hydrocarbon. |
2904 | Dẫn xuất sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của hydrocarbon, đã hoặc chưa halogen hóa. |
Mã HS (Harmonized System) là dãy mã số dùng chung cho toàn bộ hàng hóa trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thì chỉ khác nhau số đuôi. Vì thế 6 số đầu của mã hs trên toàn thế giới cho một mặt hàng là giống nhau.
Lưu ý: Cần xác định đúng mã HS, vì nó rất quang trọng trong khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất. Việc xác định sai mã HS sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho doanh nghiệp như:
- Trì hoãn thủ tục hải quan
- Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP.
- Chậm giao hàng
- Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ phải đối mặt với mức phạt ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.
Để tránh những sai lầm không đáng có doanh nghiệp nên gặp và trao đổi trực tiếp với SGL, chúng tôi sẽ hướng dẫn cũng như hỗ trợ quý khách xác định mã HS, tránh vướng phải những rủi ro nêu trên.
5. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hoá chất
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hóa chất được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bao gồm:
- Tờ khai hải quan.
- Vận đơn (Bill of lading).
- Chứng nhận xuất xứ (C/O ) – nếu có.
- Danh sách đóng gói (Packing list).
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice).
- Hợp đồng thương mại (Sale contract).
- MSDS.
6. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Khai báo hoá chất.
- Bước 2: Khai tờ khai hải quan.
- Bước 3: Mở tờ khai hải quan.
- Bước 4. Thông quan tờ khai hải quan.
- Bước 5. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng.
Doanh nghiệp cần nhập khẩu hoá chất, nhưng vẫn còn đang hoang mang về chính sách, hồ sơ hay cách tính thuế nhập khẩu đối với hoá, thì hãy liên hệ ngay cho Superstar Global Logictis. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm nhập khẩu hoá chất, sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp mọi thắc mắc, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất thủ tục nhập khẩu nhanh gọn.
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN SIÊU SAO TOÀN CẦU
Địa chỉ: Lầu 5, Toà nhà Sovilaco Số 1 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Email: tram.nguyen@superstarglobal.vn & hien.hoang@superstarglobal.vn
Điện thoại: 0903344888 & 0942393836
Website: https://www.superstargloballogistics.com/