Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là một quá trình phức tạp và yêu cầu sự cẩn trọng để đảm bảo việc nhập khẩu diễn ra một cách hiệu quả và hợp pháp. Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi và nền kinh tế phát triển, đã thu hút một lượng lớn hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới. Trong bài viết này, SGL Logistics sẽ giới thiệu về quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam cũng như những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thông quan.
1. Quy trình nhập khẩu hàng hoá
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ yêu cầu các thủ tục hải quan khác nhau. Nhưng về cơ bản, một quy tình nhập khẩu hàng hóa sẽ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu
Việc xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào, có tên trong danh sách hàng hoá đặc biệt, hạn chế nhập khẩu hay cấm nhập khẩu là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện. Cụ thể:
- Hàng thương mại thông thường:Đây là những lô hàng đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thông thường.
- Hàng bị cấm:Nếu mặt hàng mà bạn định nhập khẩu có tên trong danh mục hàng cấm nhập khẩu thì bắt buộc phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này để tránh những vướng mắc về mặt pháp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể tra cứu danh mục hàng cấm nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
- Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu:Nghị định 187/2013/NĐ-CP đã quy định rõ những mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu. Theo đó, quý doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục trước khi đưa hàng về cảng. Nếu không sẽ phát sinh nhiều chi phí để thuê kho chứa, thuê bãi tơng lúc chờ được cấp giấy phép.
- Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy:Tương tự như trên, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng. Quy trình làm công bố hợp quy cho lô hàng đã được quy định rõ tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
- Hàng cần kiểm tra chuyên ngành:Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với những mặt hàng này sẽ được tiến hành sau khi đưa hàng về cảng. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để lấy mẫu về kiểm tra. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành các công đoạn làm thủ tục còn lại.
Bước 2: Đàm phán ký kết hợp đồng
Đây là bước quang trọng nhất, bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, mà doanh nghiệp phải tiến hành đàm phán với khách hàng để tiến việc ký kết hợp đồng ngoại thương, căn cứ cần có cho việc xuất khẩu lô hàng. Trong hợp đồng sẽ đưa ra những điều khoản thoả thuận cụ thể về hàng hoá, điều kiện giao hàng, trách nhiệm đôi bên,… Sau khi hoàn tất cuộc đàm phán sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
SGL cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài
Bước 3: Chuẩn bị các giấy phép, thủ tục hải quan yêu cầu đầu nhập khẩu tùy từng mặt hàng
- Tùy vào từng loại hàng, mã hàng (HS code) mà người nhập khẩu cần làm các thủ tục theo qui định của Nhà Nước mới được nhập khẩu, tránh tình trạng hàng đã cập bến mới phát hiện thiếu sót mới đi làm sẽ mất nhiều thời gian, gây ra chi phí phát sinh DEM, DET, hoặc có thể xuất trả lại.
- Xin giấy phép nhập khẩu nếu có (import licence).
- Đối với các mặt hàng không cần giấy phép khi nhập khẩu thì bỏ qua bước này.
- Đối với các mặt hàng cần giấy phép khi nhập khẩu (ví dụ: nhập trái cây tươi, giống cây trồng, động vật sống, v/v, bạn cần chú ý các chi tiết sau: Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, điều kiện – Phụ lục III – ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính Phủ.
- Thông thường thời gian xin giấy phép (ở Cục hoặc Bộ) là từ 7 đến 10 ngày làm việc, nếu đơn vị không có người đi nộp và nhận hồ sơ trực tiếp mà nộp qua bưu điện nên cộng thêm thời gian gửi thư.
- Đối với hàng nhập có giấy phép: doanh nghiệp phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.
- Giấy phép kiểm dịch thực vật, động vật, làm công bố hợp qui, phân loại thiết bị y tế (đối với mặt hàng y tế), đăng kiểm, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm,…tùy yêu cầu từng loại hàng.
Bước 4: Liên hệ với SGL để book tàu
Nếu lô hàng được ký kết theo điều kiện EXW, FOB, FCA thì doanh nghiệp liên hệ với các đại lý ( Superstar Global Logistics) để vận chuyển hàng về.
Nếu lô hàng bán theo điều kiện CIF, CNF, DDU, DDP thì doanh nghiệp không cần liên hệ booking tàu mà consignee sẽ là người đặt tàu cho chủ hàng. Nhưng đối với điều kiện giao hàng này người mua hàng sẽ lệ thuộc rất nhiều vào phía người bán, không chủ động được thời gian nhận hàng.
Bước 5: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu một lô hàng hóa, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ với đầy đủ các giấy tờ sau:
- Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract).
- Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).
- Các giấy tờ liên quan khác.
Bước 6: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Đây là thủ tục bắt bộc phải làm nếu như loại hàng hóa doanh nghiệp nhập khẩu nằm trong danh mục sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành. Ngay khi nhận được giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần phải làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành.
Bước 7: Khai và truyền tờ khai hải quan
Đây là bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng. Còn trong quá trình làm thủ tục hải quan thì chuẩn bị chứng từ ở bước 5 là khâu quan trọng nhất.
Để có thể tiến hành khai báo hải quan, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Commercial invoice.
- Packing list.
- Bill of lading.
- Certificate of origin.
- Giấy phép nhập khẩu (nếu có).
- Hóa đơn cước (nếu có).
- Các chứng từ khác.
- Chữ kí số của doanh nghiệp.
Sau khi truyền tờ khai sẽ nhận được 1 trong 3 kết quả phân luồng sau:
Tờ khai luồng xanh: đóng thuế, tiền thu vào thì có thể in được mã vạch thì tiến hành thanh lý, nhận hàng.
Tờ khai luồng vàng: đóng thuế trước hoặc sau khi làm thủ tục mở tờ khai, mở tờ khai, thanh lý, nhận hàng.
Tờ khai luồng đỏ: tương tự như luồng vàng nhưng trong bước mở tờ khai thực tế, có thêm 1 bước làm thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tiếp theo, người nhập khẩu sẽ tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu.
- Tờ khai phân luồng.
- Invoice.
- Packing list.
- Bill of lading.
- Các chứng từ cần thiết khác (C/O, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…).
Khi xuất trình hồ sơ cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ, hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống.
Dịch vụ nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài trọn gói tại Superstar Global Logistics
Xem thêm tại thông tin: Fanpage của SGL Logistics
Bước 8: Lấy lệnh giao hàng
Delivery Order là chứng từ được hãng tàu hoặc đơn vị chuyên vận chuyển phát hành. Lệnh giao hàng được sử dụng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho chứa hàng hoá cho chủ sở hữu hàng.
Hiện nay hầu hết các FWD, cũng như hàng tàu đã phát hành giao lệnh điện tử EDO. Đối với lô hàng dùng bill telex hoặc điện giao hàng. Doanh nghiệp chỉ cần nộp phí D/O và gửi file đăng ký EDO sẽ được phát hành lệnh qua email. Nếu doanh nghiệp dùng original bill, L/C thì Doanh nghiệp muốn lấy được lệnh giao hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển, bao gồm:
- Chứng minh nhân dân bản sao.
- Vận đơn bản gốc. Có ký giáp lưng với những lô mở L/C.
Bước 9: Mở tờ khai hải quan và thông quan hàng hoá
Đây chính là bước cuối cùng mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi hoàn tất mọi thủ tục liên quan đến hải quan và cả nộp thuế. Sau khi có tờ khai hải quan. Doanh nghiệp làm thủ tục với cơ qua hải quan. Đóng thuế và thông quan hàng. Lúc này, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 2 vấn đề sau:
- Thuê phương tiện chuyên chở đến lấy hàng về.
- Thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.
Lưu ý, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn lại. Sau đó, người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của cảng để trình các giấy tờ như D/O, giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,…
Dịch vụ nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài tại SGL giá cả cạnh tranh
- Ngoài các bước trên, doanh nghiệp nên lưu ý đến đóng thuế hàng nhập khẩu
Khác với hàng xuất khẩu, có vài mặt hàng phải đóng thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp cần đóng thuế XK, còn đối với các mặt hàng xuất thông thường thì thủ tục xuất rất đơn giản mà không cần đóng thuế xuất khẩu. Tuy nhiên đối với hàng nhập (nhập kinh doanh), doanh nghiệp cần quan tâm đến thuế, phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước thì mới được thông quan.
Trong quá trình khai báo tờ khai doanh nghiệp cần áp mã HS chuẩn xác cho từng mặt hàng để từ đó sẽ xác định được các khoản thuế phải chịu đối với mặt hàng đó, nếu không có C/O thì thuế NK bao nhiêu %, nếu có C/O thì thuế NK bao nhiêu %, ngoài thuế NK thì còn chịu các khoản thuế nào khác như GTGT hàng NK, thuế BVMT, thuế TTĐB.
Nộp thuế vào ngân sách nhà nước: một là doanh nghiệp có thể nộp thông qua internet banking, hai là điền thông tin vào giấy nộp ngân sách để đến ngân hàng làm thủ tục cắt chuyển. Thông qua dịch vụ thủ tục hải quan của SGL Logistics, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp đóng thuế hộ (nếu yêu cầu).
Nếu doanh nghiệp vẫn còn chỗ nào chưa hiểu hay vẫn còn hoang mang, chưa nắm rõ được thực tế thì hãy yên tâm. SGL có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sẽ hỗ trợ quý khách từ A đến Z. Doanh nghiệp chỉ cần nghiên cứu kĩ thông tin nhà xuất khẩu, mặt hàng cần nhập yêu cầu những thủ tục gì để chuẩn bị đầy đủ, chính xác.
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN SIÊU SAO TOÀN CẦU
Địa chỉ: Lầu 5, Toà nhà Sovilaco Số 1 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Email: tram.nguyen@superstarglobal.vn & hien.hoang@superstarglobal.vn
Điện thoại: 0903344888 & 0942393836
Website: https://www.superstargloballogistics.com/