Việc nhập khẩu phụ tùng xe máy có thể là một quyết định thông minh đối với doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh trong ngành công nghiệp này, đặc biệt là khi nhu cầu tăng cao. Nhập khẩu phụ tùng từ các quốc gia khác có thể cung cấp sự đa dạng về sản phẩm và chất lượng, giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Việc hợp tác với các nhà cung cấp quốc tế có thể mở ra cơ hội mở rộng mạng lưới cung ứng, tạo ra các mối quan hệ kinh doanh mới.
Chính sách nhập khẩu phụ tùng xe máy
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản pháp luật trên mặt hàng phụ tùng xe máy không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này cần phải lưu ý những điểm sau:
- Phụ tùng xe máy đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu;
- Khi nhập khẩu phụ tùng xe máy phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
- Một số loại phụ tùng khi nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;
- Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
Mã HS cho sản phẩm phụ tùng xe máy
Mã HS hay Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa là hệ thống phân loại thống nhất quốc tế áp dụng cho tất cả hàng hóa trên toàn thế giới. Hệ thống mã được áp dụng tại mọi quốc gia để giúp hàng hóa giao dịch nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Mã HS cho sản phẩm phụ tùng xe máy được căn cứ dựa vào tài liệu kỹ thuật hoặc giám định sản phẩm tại Cục kiểm định hải quan. Sản phẩm phụ tùng xe máy thuộc mã HS từ 87.14: Bộ phận và phụ kiện của xe thuộc nhóm HS từ 87.11 đến 87.13.
Mã HS Code | Tên phụ tùng xe máy |
87141010 | Yên xe |
87141020 | Nan hoa, ốc bắt đầu nan hoa |
87141030 | Khung, càng xe và phụ tùng của chúng |
87141040 | Bánh răng (gearing), bộ ly hợp hộp số, thiết bị truyền động khác và phụ kiện của chúng. |
87141050 | Vành bánh xe |
87141060 | Phanh và và phụ tùng của chúng |
87141070 | Giảm thanh (mufflers) và phụ tùng của chúng |
87141090 | Loại phụ tùng xe khác |
7142011 | Phụ tùng kể cả lốp có có đường kính từ 75mm – 100mm và chiều rộng bánh xe hoặc lốp không dưới 30mm. |
7142012 | Phụ tùng kể cả lốp có có đường kính từ 100mm – 250mm và chiều rộng bánh xe hoặc lốp không dưới 30mm. |
Những rủi ro khi áp sai mã HS
Xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:
- Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
- Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.
Dán nhãn cho phụ tùng xe máy nhập khẩu
Việc gắn nhãn lên hàng hóa nhập khẩu không phải là một quy định mới. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành, việc giám sát gắn nhãn hàng hóa nhập khẩu đã được thực hiện chặt chẽ hơn.
Mục đích của việc gắn nhãn hàng hóa là giúp các cơ quan quản lý hành chính có thể quản lý hàng hóa, xác định nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Do đó, việc gắn nhãn lên hàng hóa là một phần quan trọng không thể thiếu trong quy trình nhập khẩu phụ tùng xe máy.
Nội dung nhãn
Ngoài việc gắn nhãn, nội dung của nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn hàng hóa được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với phụ tùng xe máy, một nhãn mác đầy đủ bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin về người xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty).
- Thông tin về người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty).
- Tên hàng hóa và thông tin về hàng hóa.
- Mã phụ tùng.
- Xuất xứ hàng hóa.
Đó là những nội dung cơ bản cần phải ghi trên nhãn hàng hóa. Các thông tin phải được ghi bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác phải có bản dịch. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy và gặp phải kiểm tra hàng hóa, hải quan kiểm tra sẽ chú ý đến nội dung nhãn gắn trên hàng.
Vị trí gắn nhãn trên hàng hóa
Việc gắn nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên, vị trí gắn nhãn đúng cũng rất quan trọng. Khi nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được gắn lên các bề mặt của hàng hóa như trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm, hoặc bất kỳ vị trí nào tiện cho kiểm tra và dễ nhìn thấy.
Việc gắn nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra hải quan trong quá trình nhập khẩu phụ tùng xe máy. Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường, cần thể hiện nhiều thông tin khác nhau như nhà sản xuất, trọng lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.
Những rủi ro khi không gắn nhãn
Việc gắn nhãn lên hàng hóa là một yêu cầu theo quy định của pháp luật. Nếu không gắn nhãn trên hàng hóa khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa không chính xác, nhà nhập khẩu sẽ đối mặt với những rủi ro sau:
- Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ bị từ chối.
- Hàng hóa có thể bị mất mát hoặc hư hỏng do thiếu nhãn cảnh báo trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển.
- Vì những rủi ro này, chúng tôi khuyên bạn nên gắn nhãn lên hàng hóa khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy.
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy nói riêng, các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Tờ khai hải quan;
- Vận đơn đường biển ;
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
- Hợp đồng thương mại (sale contract);
- Danh sách đóng gói (packing list);
- Chứng nhận xuất xứ (℅) nếu có;
- Hồ sơ kiểm tra chất lượng;
Trên đây là toàn bộ những chứng từ trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe mô tô. Những chứng từ sau đây là quan trọng nhất: Tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại. Đối với những chứng từ khác sẽ cung cấp khi có yêu cầu từ phía hải quan. Đối với hồ sơ kiểm tra chất lượng thì áp dụng cho những phụ tùng như: Gương chiếu hậu, bình ắc quy, vành xe, lốp xe, động cơ xe.
Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc phải có. Tuy nhiên, đây là chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng để nhà nhập khẩu được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi. Vì thế nhà nhập khẩu nên đàm phán và yêu cầu người bán hàng cung cấp chứng nhận xuất xứ.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể. Sau đây, là những bước chính làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy các loại.
- Bước 1: Khai tờ khai hải quan.
- Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Bước 3: Mở tờ khai hải quan.
- Bước 4: thông quan hàng hóa.
- Bước 5: Mang hàng về bảo quản và sử dụng.
Lưu ý: Quy trình chi tiết và các yêu cầu có thể thay đổi theo quy định hiện hành của cơ quan hải quan và luật pháp liên quan. Việc tìm hiểu và tuân thủ quy định là rất quan trọng trong quá trình nhập khẩu phụ tùng xe máy và các mặt hàng khác.
Những lưu ý khi nhập khẩu phụ tùng xe máy
Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy cho khách hàng, SGL đúc kết được những điểm cần lưu ý và muốn chia sẽ để nhà nhập khẩu nắm rõ hơn về quy trình nhập khẩu phụ tùng xe máy. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi nhập khẩu phụ tùng xe máy:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải thực hiện đối với nhà nước. Doanh nghiệp cần chú ý đến việc tính toán và nộp thuế này đúng theo quy định.
- Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp nhận được phụ tùng chất lượng và tránh rủi ro trong quá trình giao dịch.
- Thuế nhập khẩu cho phụ tùng xe máy có thể khá cao. Trong quá trình đàm phán với người bán, hãy yêu cầu cung cấp chứng nhận xuất xứ để được ưu đãi thuế.
- Khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần dán nhãn hàng hóa theo quy định tại nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Xác định đúng mã HS để biết chính xác các loại thuế và tránh bị phạt. Việc này rất quan trọng để đảm bảo quy trình nhập khẩu được thực hiện đúng quy định.
- Kiểm tra chất lượng của các phụ tùng xe máy như gương chiếu hậu, bình ắc quy, vành xe, lốp xe, động cơ trước khi nhập khẩu. Điều này đảm bảo rằng hàng hóa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng của doanh nghiệp.
- Hàng hóa chỉ được tiêu thụ trên thị trường sau khi tờ khai thông quan hàng. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy trình và quy định của cơ quan hải quan.
- Hy vọng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình nhập khẩu phụ tùng xe máy một cách hiệu quả và đúng quy định.
Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích mà quý vị đang quan tâm. Ngoài thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu, lịch tàu. Doanh nghiệp hãy theo dõi Fanpage của Superstar Global Logistics để cập nhật tin tức dịch vụ nhanh nhất, chính xác nhất.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy đòi hỏi sự chú ý và chuyên nghiệp. Khi doanh nghiệp quyết định chọn SGL là người đồng hành cùng doanh nghiệp, chúng tôi cam kết luôn cẩn trọng trong việc thực hiện toàn bộ thủ tục và hoàn thành nhanh nhẹn, chính xác để tránh gặp phải vấn đề pháp lý, giúp cho quá trình diễn ra mượt mà.
Xem thêm: Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá C/O
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN SIÊU SAO TOÀN CẦU
Địa chỉ: Lầu 5, Toà nhà Sovilaco Số 1 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Email: tram.nguyen@superstarglobal.vn & hien.hoang@superstarglobal.vn
Điện thoại: 0903344888 & 0942393836
Website: https://www.superstargloballogistics.com/